Chuyên khoan giếng là chúng tôi, sửa giếng khoan
Mùa hạn, thợ giếng vào mùa. Ở đỉnh hạn, nhiều nhóm thợ đào, khoan không ngớt việc. Theo chân họ, chúng tôi hiểu thêm về bức tranh hạn hán, câu chuyện “khát” nước của người dân và những nỗi niềm riêng của nghề tìm nước…
Sau nhiều năm sống trong cảnh chật vật vì giếng nhà cạn nước, phải câu nước nhờ từ giếng nhà hàng xóm, năm nay, ông Nguyễn Đình Hiểu (52 tuổi, xóm 7, thôn Trung Hậu, sửa giếng khoan xã Mỹ Chánh Tây, huyện Phù Mỹ) quyết định tìm thợ khoan giếng. Mãi mới tìm được một anh thợ khoan vừa ý mọi nhẽ. Đến lúc nói đến chuyện bao giờ khoan thì biết phải hơn nửa tháng nữa. Sốt ruột, ông Hiểu nhờ người quen giới thiệu thêm. Té ra, muốn khoan giếng ai cũng phải đợi, chí ít là mười ngày, nửa tháng. Thậm chí, có nhóm thợ kín lịch khoan cho đến thời điểm giáp với mùa mưa! Chuyện xảy ra không chỉ ở Phù Mỹ mà còn có ở các huyện Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân, Vân Canh
chuyên khoan giếng là chúng tôi
Bà nhà tôi mong thợ đến sớm để có nước dùng, chăm cho đàn bò và đám ớt sau nhà. Nhưng mình vội, người khác cũng vội chẳng kém. Mấy đứa con đang làm việc ở biết tin quê nhà đang nắng hạn, nóng ruột, gọi về hỏi cha mẹ đã khoan giếng chưa. Tôi lắc đầu nói vui: tao với má mày đang chờ thợ giếng như quê mình chờ mưa” – ông Hiểu tâm sự.
chuyên khoan giếng là chúng tôi
Đợi chờ rồi khoan được giếng đã là may, chứ như anh Nguyễn Văn Long (44 tuổi, ở thôn Hội Nhơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân) mới gọi là khổ trăm bề. Tìm được thợ, thợ nhận lời khoan; lúc đến khảo sát, thợ lại không nhận nữa mà còn khuyên anh Long không nên khơi sâu thêm giếng làm gì. “Anh thợ đó phân tích, nhà tôi sát núi, lại là vách núi cao. Giếng cũ đã gần chạm nền đá rồi, giờ đào thêm, sợ gặp đá bàn, đào mất công mà lại chẳng có nước, uổng tiền
Thợ đào giếng sợ nhất là người quay xô để đưa đất, sửa giếng khoan cát lên xuống giếng không chú ý, để đất đá rơi xuống, làm chấn thương người đào giếng.
Trong ảnh: Nhóm thợ đào giếng cẩn thận đưa xô cát xuống lòng giếng để lắp bộng giếng.
Thợ khoan đắt sô
năm trước, anh Huỳnh Trọng Duy (49 tuổi, thôn Thủ Thiện Hạ, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn) đầu tư gần 200 triệu đồng để sắm một giàn máy khoan giếng. Vào mùa khô, sửa giếng khoan anh Duy và thợ bận rộn hơn hẳn bởi những chuyến chuyên chở giàn khoan đến “đóng chân” tại vùng thiếu nước. Tuy nhiên, chưa có năm nào mà nhu cầu khoan giếng của người dân trong vùng lại nhiều như năm nay
Từ tháng Giêng, nhiều gia đình đã kêu thợ khoan giếng phục vụ tưới tiêu hoặc làm nhà mới. Nhiều lúc, để kịp có nước phục vụ nhu cầu của khách, thợ và máy khoan phải làm việc thâu đêm, vậy mà vẫn không đáp ứng kịp
Thời tiết khắc nghiệt, nguồn nước ngầm suy giảm, nên để khoan trúng mạch nước cũng khó hơn trước. Có giếng, phải khoan gần một tuần mới xong. Thậm chí, sửa giếng khoan nhiều giếng khoan xuống cả trăm mét cũng đành bỏ vì không lần ra mạch nước.
Chuyến công tác về xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, vừa qua, chúng tôi cứ nhớ mãi câu chuyện khoan giếng của hộ gia đình ông Mai Xuân Hoành (59 tuổi, ở xóm Bàu Sen, thôn Phú Khương). Mất 2 tuần liền và phải khoan đến cái giếng thứ 6, nhà ông Hoành mới có được nước để dùng. “Kỳ lạ là cũng cùng trong sân nhà nhưng cả 5 cái giếng khoan trước, xuống đến độ sâu 20 – 30m vẫn không thấy nước. Đến mũi khoan thứ 6, tới độ sâu 20m thì nước trồi lên. Đợt ấy, ông thợ khoan giếng cho nhà tôi cũng méo mặt vì mấy lần bị gãy mũi khoan” – ông Hoành nhớ lại.
Anh thợ khoan Huỳnh Trọng Duy cho biết: Thợ khoan giếng sợ nhất là gặp phải đá bàn. Vào mùa này, một giếng khoan thường phải sâu đến 20m, 30m thì mới có nước dùng. Sửa giếng khoan Với địa hình của tỉnh ta, phần lớn chỉ cần khoan xuống 12m, 13m là gặp phải đá bàn rồi. Mũi khoan mà gặp đá dễ gãy lắm. Mà một mũi khoan hiện nay có giá tới hơn 2 triệu đồng – anh Duy chia sẻ. Chuyên khoan giếng là chúng tôi